MAP 2023 | Làm thế nào để ta truyền đạt chuyển động? Một thảo luận của Jieon Lee | How do we communicate mobility? In Dialogue with Jieon Lee
[ENGLISH below]
Làm thế nào để ta truyền đạt chuyển động? Một thảo luận với Jieon Lee
Bài viết phản hồi của Caroline Levin dựa trên những trao đổi sau bài giảng giám tuyển của Jieon Lee trong MAP 2023
Kể từ khi tới Việt Nam hồi tháng Tám, tôi đã luôn nói rằng tôi muốn quay lại với việc vẽ. Vậy nên, sáng nay, tôi đã quyết định: hôm nay chính là ngày ấy. Tôi tới một cửa hàng họa cụ gần căn hộ tôi sống tại Trấn Vũ. Tôi muốn lưu ý rằng tôi chưa từng tự nhận bản thân là một nghệ sĩ. Việc vẽ giúp tôi nạp năng lượng tốt hơn bất cứ thứ gì, và bởi tôi tự học nên cái tôi của tôi cho rằng khả năng của tôi cũng không đến nỗi nào. Tôi bước vào cửa hàng với một danh sách định sẵn: bộ màu acrylic rẻ nhất, một khung toan vẽ kích thước 40x60, cùng với khoảng 4 chiếc cọ. Tôi tiến đến khu vực bày bán màu và vấp phải một tình thế mà tâm trí tôi chưa từng gặp trước đây: tôi nên sử dụng màu acrylic… hay tôi nên thử sơn dầu? Sau 10 phút tra cứu Google về các tiêu chí để xem liệu tôi có đủ điều kiện cho màn nâng cấp bé xíu này không, tôi đã cất tạm ý nghĩ đó đi. Tôi chuyển sang chọn toan. Vậy nhưng, tôi một lần nữa thấy bản thân… tê liệt. Tôi có danh sách trong tay, tôi biết rõ đối tượng và chất liệu thông thường mà tôi đã nghĩ tới lúc ban đầu: một con ngựa cái không yên cương với chút nét siêu thực; màu acrylic; toan vẽ. Với những người đã biết đến tôi, dấu ấn đặc trưng của tôi trong vòng 5 năm qua — từ Los Angeles, tới Reims, tới Paris, tới San Francisco — là người phụ nữ khỏa thân với những bông hoa bật nở từ đỉnh đầu, hay với bươm bướm đậu trên xương đòn, hay với những trái trứng ở nơi lẽ ra phải là núm vú. Trong khi lượng khí thải carbon của tôi tăng vọt, nét cọ của tôi không hề di chuyển lấy một inch. Vậy mà, trong cửa hàng họa cụ của người Nhật này, ẩn trên tầng 3 trong một khu tập thể nào đó ở Hà Nội, tôi nhận thấy bản thân không thể mua những nguyên liệu thông thường. Những ý nghĩ của tôi đang ngâm ướp một thức hầm có mùi vô cùng kì lạ.
Đây không phải một bài viết về cuộc khủng hoảng tầm thường ở quãng phần tư cuộc đời của một kẻ muốn làm nghệ sĩ là tôi. Đây là một bài đánh giá quan trọng về bài giảng gần đây của giám tuyển Hàn Quốc Jieon Lee cho dự án MAP 2023, do Heritage Space, một tổ chức nghệ thuật Hà Nội, tổ chức. Dù phần giới thiệu có vẻ không được rõ ràng, hai chủ đề trên hoàn toàn có sự kết nối. Khi Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc nghệ thuật của Heritage Space, lần đầu bảo tôi rằng “Chuyển động” là chủ đề trọng tâm của Dự án nghệ thuật MAP năm nay, tôi đã trố mắt thích thú. Tôi “trố mắt” không phải bởi tôi nghĩ đến các cách diễn giải nghệ thuật tiềm năng cho chủ đề trọng tâm này, mà bởi chính cụm từ: “chủ đề”. Tôi lập tức tưởng tượng ra bài luận hình ảnh về những chiếc xe máy 6.5 đặc trưng cho một Hà Nội không ngừng chuyển động; hay các bằng chứng trực quan cho không biết bao nhiêu cuộc di dân của Việt Nam. Tâm trí tôi quan tâm đến “chuyển động” thuần túy trên phương diện một đối tượng chủ đề — một vật thể được nghệ sĩ chọn để thể hiện bất kể phương tiện. Có lẽ điều này có thể được giải thích bởi nguồn gốc California, nơi mà diễn ngôn nghệ thuật đương đại nhấn mạnh vào chủ đề liên quan đến tính đại diện. Chúng ta thấy ai/ cái gì trên bức toan/ màn hình? Liệu nó có đại diện cho xã hội của chúng ta hay nó nói lên câu chuyện của một số ít người có đặc quyền? Tôi thừa nhận rằng tôi ít khi ưu tiên chất liệu hơn thông điệp, có lẽ là bởi sự coi thường đã được nội tại hóa đối với chủ nghĩa tinh hoa của thế giới hội họa mà tôi đã gặp tại Pháp. Một thực hành nghệ thuật hào nhoáng thì có nghĩa lý gì nếu như một người bình thường không thể tìm ra cách để tương tác với nó?
Bài giảng của Jieon tạo ra một cảm giác khác. Trình bày bải giảng của mình như một thử nghiệm, cô giới thiệu phương pháp giám tuyển của bản thân như một sự hội tụ của hình ảnh khoa học viễn tưởng với lời bình luận về một “bình thường mới”. Đóng góp của cô cho MAP 2023 nhằm mở rộng chính cách hiểu của chúng ta về chuyển động, chứ không chỉ đơn thuần coi nó như “một sự di chuyển vật lý từ biên giới này sang biên giới khác” hay như “việc vượt qua các ranh giới địa lý”. Cô vẽ nên khung cảnh của những thay đổi kinh tế – xã hội nhanh chóng ở Hàn Quốc: với cơ sở hạ tầng và công nghệ ngày càng phát triển, cùng với các hình thức cấu trúc quyền lực bao trùm mới, chuyển động, khi được nhìn nhận như một hệ thống mà mỗi con người đời thường đều là một phần trong đó, hiện đang bị thách thức, tái cấu trúc, tái diễn giải, và vì thế cũng đang được tái đàm phán ở một tốc độ tương ứng. Làm sao để hiểu được điều đó? Jieon đề xuất rằng chúng ta nên mở rộng việc định hình chính cuộc hội thoại ấy, mở rộng lăng kính phân tích, “bước vào trong chuyển động” thay vì quan sát nó từ bên ngoài. Cô vận dụng một chiến lược di động đương đại ở Hàn Quốc mang tên “CASE” – viết tắt của “kết nối, tự trị, chia sẻ, điện tử” – nhằm mô tả đặc điểm của một khuôn mẫu không chỉ trong việc hiểu nghĩa đen của chuyển động mà còn trong việc diễn giải cái “hiện tại” của khung cảnh nghệ thuật đương đại quốc gia ngày càng phát triển. Qua việc mở rộng cách hiểu về chuyển động, Jieon đã thể hiện cách mà chúng ta có thể coi thuật ngữ này không chỉ như một khái niệm trừu tượng mà còn như một chất liệu. Qua đó, ta khám phá ra khả năng kết nối các khoảng thời gian và khu vực địa lý khác nhau, cũng như khám phá ra các mô hình đương đại mới của nhiều thực tại – “thế giới thực” cùng với thế giới ảo.
Khi tôi suy ngẫm về những tác phẩm mà Jieon giới thiệu với khán giả tại ba-bau AIR/ Zoom, tác phẩm đọng lại trong tâm trí tôi là tác phẩm của nghệ sĩ Hàn Quốc Yumin Lee: “Game thủ Ma” . Tôi thường không mấy quan tâm tới những thứ liên quan đến AI hoặc nghệ thuật có thiên hướng công nghệ mới – tôi cho rằng thế giới con người hấp dẫn hơn cả, và rằng thế giới ảo là thế giới tư bản phản địa đàng. Tác phẩm của Lee đã thành công trong việc tạo ra một cảm giác khác. Nghệ sĩ đã gắn 60 thấu kính siêu nhỏ lên khắp cơ thể, quay lại những gì cơ thể cô nhìn thấy ở thế giới và trình chiếu kết quả là một đoạn video sắp đặt theo phong cách khoa học viễn tưởng gồm một loạt hình ảnh chuyển động đã qua chỉnh sửa. Với hỗn hợp các hình ảnh và âm thanh chồng chéo, tác phẩm trở nên hỗn loạn, khó chịu, khó nhận rõ hình ảnh cụ thể, và nhịp độ được biểu thị bằng tiếng dẫn bóng rổ xuất hiện trên mọi khung hình. Theo lời Jieon, tác phẩm truyền tải “một thử nghiệm chuyển động nhằm thoát khỏi thực tế, cái ảo đang cố gắng thoát khỏi thực tại bằng cách thêm cho khán giả các giác quan”. Quá trình sắp đặt video xuất hiện dưới dạng hai tác phẩm điêu khắc kỹ thuật số bao quanh người xem, biến họ thành những kẻ chạy trốn khi buộc họ phải đi vào giữa các màn hình và cảm nhận cảm giác khó chịu ngột ngạt của tác phẩm với nhiều giác quan.
Jieon coi tác phẩm này như một ví dụ điển hình cho một trục trong hoạt động giám tuyển của cô: “cơ thể như một chất liệu” – điều này gắn liền với luận điểm của cô về sự chuyển động như một hệ thống và do đó cũng là một chất liệu tiềm năng. Điều này tương tự như câu trích dẫn trực tiếp của nghệ sĩ người Serbia, Marina Abramovic – mẹ đẻ của nghệ thuật trình diễn. Học thuyết của Abramovic chính là lời này: “cơ thể như một chất liệu”. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 5 năm 2010, nghệ sĩ người Serbia đã bày tỏ: “Tôi không bao giờ có thể quay trở lại với sự biệt lập của studio và được bảo vệ bởi không gian ở đó. Cách thể hiện duy nhất là biểu diễn.” Nghệ thuật trình diễn, như Abramovic định nghĩa, mang một tính chất khai phóng thường không thể thay thế được trên toan vẽ. Yumin Lee vượt qua triết lý này, sử dụng cơ thể làm phương tiện truyền đạt những gì nó trải qua, cách nó sống, thông qua các giác quan mà người xem có thể cảm nhận một cách tổng thể. Một lần nữa, để chỉ ra rằng tác phẩm này được thể hiện gắn liền với chủ đề về sự chuyển động. Làm thế nào để chúng ta thể hiện cách mà chúng ta di chuyển trong thế giới và từ đó hiểu được nó – qua không gian, thời gian, thực tại… những quy ước không ngừng tiến hóa. Những điều mà diễn ngôn thường nhật không bao giờ có thể diễn đạt thỏa đáng bằng lời. Nghệ thuật lấp đầy khoảng trống đó. Trong phần hỏi đáp của buổi nói chuyện, tôi nhìn quanh phòng chiếu ba bau AIR cũng như tên của các khán giả trên Zoom. Những gương mặt – cả thực và ảo – tham dự buổi diễn thuyết này đến từ Việt Nam – không chỉ Hà Nội –, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Scotland, Mỹ… Tôi nhớ đến một mục đích cốt lõi của MAP: trao đổi văn hóa. Mục đích của Heritage Space khi làm việc đó rõ ràng không phải là trao đổi văn hóa theo cách hiểu truyền thống về quyền lực mềm mang tính ngoại giao; thậm chí nó còn không phải đơn thuần là tìm hiểu về một nền văn hóa khác. Đúng hơn, MAP mô tả trao đổi văn hóa như một thứ ngôn ngữ phổ quát cho phép chúng ta hiểu cách mà một người với một nền tảng khác ta nhìn nhận thế giới, từ đó tác động đến cách chính chúng ta tiếp nhận thế giới cũng như hiểu về thực tại và bản sắc của mình ở quê nhà. Đó là lý do tại sao tôi lại mở đầu bằng mẩu chuyện có vẻ tầm thường của riêng mình: bài giảng của Jieon đã thay đổi cái nhìn của tôi về sự tự thể hiện ở quy mô vô cùng cá nhân, ở một mức độ mà cho đến nay tôi chưa từng gặp. Nó cũng khiến tôi suy ngẫm về thực trạng nghệ thuật đương đại ở quê nhà, nơi chủ đề về sự tự chủ trong nghệ thuật ngoài lề là hướng đi mà các cuộc trò chuyện nghệ thuật hiện đang tiến đến. Xét cho cùng, chuyển động theo định nghĩa là “một khả năng”, bằng chứng về một vật thể di động. Mặc dù đây hoàn toàn không phải là quan điểm rõ ràng trong tác phẩm của Yumin Lee hay trong bài giảng của Jieon, cả hai đã dễ dàng làm sáng tỏ những khả năng sáng tạo có được từ việc xem xét lại một cách cận cảnh sự chuyển động. Tôi muốn nghĩ đến những cách mà các nghệ sĩ tôi biết ở Los Angeles sẽ phản ứng với thực hành khắc họa nghệ thuật mới mẻ này. Vậy: Làm thế nào để ta truyền đạt chuyển động?
Theo như Jieon, chúng ta coi chính nó như một thực hành nghệ thuật. Tôi cho rằng điều này thể hiện bối cảnh khu vực của việc sản xuất văn hóa và gánh nặng mà nghệ thuật đương đại Đông Á đang phải đối mặt: làm thế nào để thách thức hiện trạng của thị trường nghệ thuật toàn cầu, một thị trường vẫn chủ yếu quan tâm đến các bức tranh trang trí/ mang tính đại diện về phương Đông xinh đẹp xa xôi. Một lần nữa, đây hoàn toàn không phải là mục đích chính của tác phẩm mà là bối cảnh rộng hơn mà tôi ghi nhớ khi tham gia vào các chủ đề được thảo luận trong MAP, và đó là lý do tại sao cách hiểu cấp tiến về tính chuyển động cùng tính chủ thể lại có mức độ liên quan phức tạp hơn nữa. Những câu hỏi được khơi dậy từ bài nói chuyện của Jieon đều mang âm hưởng cá nhân, như bạn đã thấy từ cuộc khủng hoảng của tôi trong cửa hàng họa cụ liền kề Trấn Vũ lúc sáng. Một tác phẩm đã bắt đầu cho những thay đổi trong cách tôi tương tác với những bức giả-tranh của mình là loạt tranh “Tôi là” của nghệ sĩ siêu thực người Venezuela Lucita Hurtado. Tác phẩm là lời khẳng định bản thân một cách mạnh mẽ của nữ họa sĩ. Cô vẽ cơ thể hoạt động của bản thân qua chính đôi mắt mình nhìn thẳng xuống – với phông nền xoay từ tấm thảm trong phòng khách đến những đụn cát trên sa mạc hòa vào đầu gối góc cạnh.
Khi viết bài này, tôi tưởng tượng Hurtado ngồi giữa khán giả của MAP 2023 trong thư viện/phòng chiếu của ba-bau AIR, bối rối mà cũng kinh ngạc sau lời giới thiệu của Jieon về Lee. Cô bay về Los Angeles trên chiếc máy bay di động của mình, đến một cửa hàng máy ảnh địa phương, và mua 70 ống kính (nghệ sĩ và cái tôi đầy cạnh tranh của họ). “Tôi là” không còn là minh chứng về hình ảnh của Hurtado trong giới hạn phòng khách của cô ấy nữa. Chủ nghĩa siêu thực bắt đầu nhảy múa bên lề khoa học viễn tưởng. Cô cảm ơn Jieon vì tiềm năng sáng tạo. Và cô ấy vui sướng thử nghiệm với vô hạn những chuyển động mới.
Chuyển ngữ: Nguyễn Hồng Đỗ Quyên; Nguyễn Nhật Mai. Hiệu đính: Út Quyên. _______________
How do we communicate mobility? In Dialogue with Jieon Lee
A writing response of Caroline Levin on the lecture of curator Jieon Lee in MAP 2023
Since I arrived in Vietnam in August, I’ve been saying that I wanted to get back into painting. So, this morning I decided: today is the day. I went to an art shop by my apartment off of Tran Vu. I’d like to disclaim that I am by zero means a self-proclaimed artist. The practice feeds my battery like few things can, and you know what, given I’m self-taught, my ego notes that I am not mortifyingly bad. I entered the shop with a set list: the cheapest acrylic set, a 40x60 canvas, four paint brushes more or less. I went to the paint selection and stumbled upon a dilemma my psyche had not ever previously encountered: do I go for acrylic … or do I try oil? After ten minutes of googling the criteria for whether I was eligible for the baby upgrade, I swept the thought into the backlog. I redirected myself to the canvases. And yet, once again, I found my decisiveness… frozen. I had my list in hand, well-aware of the usual subject matter and medium I initially had in mind: bare female horse with mild surrealist touch; acrylic; canvas. To those who know me, the naked lady with either flowers sprouting out of her head, or butterflies resting on her collarbone, or eggs instead of nipples has been my signature for the last 5 years — from Los Angeles, to Reims, to Paris, to San Francisco. While my carbon emissions skyrocketed, my brush stroke did not move an inch. And yet, here in this Japanese-run art shop hidden on the 3rd floor of some apartment complex in Hanoi, I found myself incapable of purchasing the usual ingredients. My thoughts were marinating a stew that smelled crazily unfamiliar.
This article is not about my trivial quarter-life-wannabe-artist-crisis. It is a critical assessment of South Korean curator Jieon Lee’s recent lecture for MAP 2023, hosted by Hanoian art initiative Heritage Space. As unobvious as it seems upon an introductory read, the two are fully interconnected. When Heritage’s artistic director Nguyen Anh Tuan first told me that “Mobility” was the central theme for this year’s Mapping Art Project, I gawked in excitement. I ‘gawked’ with minimal consideration for the potential aesthetic takes on this central concept but more so at the very word: “concept”. I instantly imagined photo essays on the 6.5 motorbikes that characterize Hanoi as a perpetually moving landscape; or visual testimonies of Vietnam’s umpteenth migratory movements. My mind engaged with “mobility” solely on a level of subject matter — the object that the artist chooses to represent regardless of the means through which they do so. Perhaps this can be explained from a California background where a big emphasis in contemporary arts discourse is on the topic of representation. Who/ what do we see on the canvas/screen? Is it representative of our society or rather speaking to the narrative of a privileged few? I admit to often giving little priority to the medium above the message, maybe due to an internalized disdain for the elitism of the fine arts world as I encountered it in France. What good is a polished artistic practice if the average person cannot find a way to engage with it?
Jieon’s lecture struck a different chord. Presenting her lecture as not in fact a lecture, but, an experiment, she introduced her curatorial practice as a convergence of science-fiction imagery with commentary on a “new normality”. Her contribution to MAP 2023 seeks to expand our very understanding of mobility, not merely treating it as “a physical movement from one border to another” or “to cross geographical boundaries”. She paints the backdrop of South Korea’s rapidly socio-economic changes: with rising infrastructure, ever growing technology, and new forms of overarching power structures, mobility as a system in which everyday people partake is being challenged, re-configured, re-interpreted and thus re-negotiated at a similar pace. How does one make sense of it? Jieon suggests broadening how we frame the conversation itself, broadening our lens of analysis, “stepping into mobility itself” rather than observing it from the outside. She mobilizes the strategy of the contemporary mobile in South Korea entitled “CASE” – an acronym for “connected, autonomous, shared, electric” – to characterize a framework not just into reading literal mobility but equally in interpreting the “now” of the country’s growing contemporary arts scene. By expanding our understanding of mobility, Jieon demonstrates how can treat the term not just as some abstract concept but rather as a medium in itself. In doing so, we uncover a capacity to bridge different temporalities and geographies as well as the new contemporary paradigm of multiple realities – “real world” along with that of the virtual.
As I thought over the works Jieon introduced to her Ba Bau/ Zoom audience, the piece that became anchored in my mind was that of South Korean artist Yumin Lee: “Ghost Player”. I typically take little interest in anything tangential to AI or new-tech oriented art – I proclaim the human world as superiorly fascinating, the virtual world as capitalist dystopia. Lee’s work managed to strike a different chord. The artist attached 60 micro lenses to her entire body, filmed what her body saw in the world, and projected an end result sci-fi-esque video installation of a bunch of edited moving images. With a chaotic cacophony of visuals and sound layered on top of one another, the work is chaotic, uncomfortable, difficult to detect concrete images, and the tempo is marked by an omnipresent basketball dribble. As Jieon puts it, the work conveys “a mobility experiment to escape from reality, and virtuality that tries to escape by adding senses to others.” The video’s installation comes as two digital sculptures that enclose the spectator, transforming them into a fugitive of sorts as they are forced to enter in between the screens and feel the claustrophobic uneasiness of the work on a multi-sensorial scale.
Jieon treats this work as an exemplification of one axis of her curatorial practice: “the body as a medium” – intrinsic to her thesis of mobility as a system and thus similarly potential medium. The words echoed a direct quote of Serbian artist, Marina Abramovic – the mother of performance art. Abramovic’s own doctrine is this very phrasing: “the body as a medium” . In an interview in May 2010, the Serbian performer expressed: “I could never go back to the seclusion of the studio and be protected by the space there. The only way of expression is to perform.” Performance art, as Abramovic defines it, holds an emancipative quality that is often irreplicable on the canvas. Yumin Lee transcends this philosophy, using the body as means of conveying what it lives, how it lives it, through senses that the spectator can holistically feel. Again, to note that this work was shown in link with the theme of mobility. How do we express how we move through the world and thus make sense of it – through space, time, realities… ever-evolving normalities. Things everyday discourse could never adequately put to words. Art fills this void.
During the Q&A portion of the talk, I looked around the Ba Bau projection room as well as at the names of the zoom audience. The faces – both real and virtual -- attending this lecture came from Vietnam – not solely Hanoi --, South Korea, Switzerland, Germany, France, Scotland, the US… I was reminded of a pillar of MAP: cultural exchange. The purpose of such for Heritage is evidently not cultural exchange in its traditional sense of diplomatic soft power; nor is it even in simply learning facts about another culture. Rather, MAP characterizes cultural exchange as a universal language that allows us to understand how someone with a different background from our own sees the world, in turn impacting how we see it ourselves and how we make sense of our realities and identities back home. Hence why I opened with my own seemingly trivial micro scale anecdote: Jieon’s lecture altered my lens on self-expression on a highly personal scale, to a degree I had not encountered to date. It also triggered me to reflect on the contemporary arts scene back home where this topic of agency being conveyed in marginalized art is where the artistic conversation is currently oriented. After all, mobility is by definition “an agency”, proof of an active subject. Though this was by no means the explicit point of Yumin Lee’s work nor Jieon’s lecture, the two effortlessly shed a light on the creative possibilities that come from rethinking mobility on such a close-up scale. I like to think of how artists I know in Los Angeles would treat this alternative portrayal of artistic practice.
So: How do we communicate mobility?
According to Jieon, we treat it as a practice in itself. I would argue that this speaks to the regional context of cultural production and the burden East Asian contemporary arts finds itself facing: how to challenge the status quo of the global art market still predominantly taking interest in decorative/ representational paintings of the beautiful distant East. Again, this is not at all the explicit intention of the work but rather a broader backdrop I keep in mind when engaging with the topics discussed in MAP and hence why this radical take on mobility x subjecthood holds an even more complex relevance. The questions provoked from Jieon’s talk equally held personal resonance, as you reader gathered in my mid-morning Tran Vu adjacent art shop meltdown. A piece that began to shift how I engaged with my pseudo-paintings was Venezuelan surrealist Lucita Hurtado’s “I am” series, intended as a powerful self-affirmation of the female artist. She paints her active body as she perceives with her own eyes directly looking down – the backdrops rotate from the carpet of her living room to sand dunes in the desert merged into her angled knee.
As I write this, I imagine Hurtado seated amidst MAP 2023’s audience in Ba Bau Air’s library/ projection room, baffled all the while breath taken following Jieon’s introduction to Lee. She flies home to Los Angeles in her mobile aircraft, goes to a local camera shop, and purchases 70 lenses (artists and their competitive egos). “I am” no longer affirms Hurtado’s visual body in the confines of her living room. Surrealism begins to dance on the margins of science-fiction. She thanks Jieon for the creative possibilities. And she joyously experiments with the newly infinite mobilities.
Back | ||||||||||||